BỆNH DẠI Ở CHÓ MÈO VÀ 3 BƯỚC SƠ CỨU KHI BỊ LÂY VẾT CẮN ĐỘNG VẬT

Bệnh dại ở chó mèo hiện nay đang trở thành mối quan tâm không chỉ với những người nuôi thú cưng mà của toàn xã hội. Nếu bạn tiếp xúc với chó hoặc mèo đang bị nghi ngờ nhiễm bệnh dại, sẽ có một vài dấu hiệu giúp bạn nhận diện bệnh dại ở chó, bệnh dại ở mèo, để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Cần phải có biện pháp cẩn thận và hết sức tránh những trường hợp chó mèo nghi ngờ bị nhiễm bệnh.

Biểu hiện bệnh dại ở chó

  • Bệnh dại ở chó thường diễn biến qua hai thời kỳ: Thể dại lặng và thể dại điên cuồngỞ giai đoạn đầu tiên, bạn có thể nhận biết được chú chó của mình mắc bệnh vì biểu hiện của chúng chưa rõ ràng. Ở giai đoạn này tâm lý của chú chó sẽ thay đổi bất thường do không kiểm soát được thần kinh, thường xuyên chó sẽ cắn và sủa bất thường.Ở giai đoạn bệnh tiếp theo những biểu hiện dần rõ hơn khi virus đã kiểm soát và chiếm được hệ thần kinh của chó khiến tính cách của chúng trở nên nổi loạn, khó kiểm soát hơn.
  • Chó nhà bạn sẽ dễ bị kích thích khi có tiếng động hay người lạ vào nhà. Chó sẽ sủa và cắn một cách không kiểm soát. Và bạn có thể dễ dàng nhận thấy vẻ ngoài chó chuyển biến xấu như hàm trễ, mắt đục đỏ ngầu, nước dãi chảy và sủi bọt trắng.Đặc biệt tâm trạng của chó sẽ dễ điên loạn, thường chạy khắp nơi, sợ nắng và gió và thường chúng sẽ không đi thẳng được do cơ thể suy yếu mà thường di chuyển liêu xiêu mất thăng bằng.
Bệnh dại ở chó là gì
Bệnh dại ở chó là gì

Biểu hiện bệnh dại ở mèo

Bệnh dại ở mèo cũng tiến triển tương tự như ở chó. Mèo mắc bệnh hay núp mình vào chỗ vắng, bóng tối, hay kêu, bồn chồn, không nằm yên một chỗ. Khi người chạm vào thì nó phản ứng mạnh bằng cách cắn và cào, gây nên những vết thương sâu dễ khiến virus dại xâm nhập.

Thời gian ủ bệnh dại ở mèo thường kéo dài từ 9 ngày đến 2 tháng. Thông thường sau 15 ngày từ khi có những biểu hiện đầu tiên, mèo cưng sẽ dần phát bệnh.

Để kịp thời cách ly mèo bị bệnh, bạn hãy dựa vào những dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Mèo có biểu hiện thu mình, trở nên lo lắng và nhút nhát
  • Bé dễ bị kích động, bị mất phương hướng
  • Bé dễ cáu kỉnh, hung tợn hơn, thậm chí là cắn cả chủ nuôi
  • Cắn xé đồ đạc một cách điên loạn
  • Có biểu hiện sợ ánh sáng, bị co giật, suy hô hấp
  • Di chuyển chậm chạp, buồn rầu

Ở thời kỳ cuối của bệnh, mèo bị chảy nước bọt nhiều, khó nuốt hoặc không thể nuốt. Kèm theo đó là tình trạng khàn tiếng, không thể kêu như bình thường. Sau cùng, mèo sẽ chết do suy hô hấp, suy tim mạch.

Biểu hiện bệnh dại ở mèo
Biểu hiện bệnh dại ở mèo

Cách phòng chống bệnh dại ở chó mèo

  • Để phòng chống bệnh dại ở chó mèo, chủ nuôi cần có ý thức tiêm phòng dại định kỳ hàng năm cho thú nuôi. Phòng ngừa bệnh dại ở chó con:
  • Đưa chó con đi tiêm lần đầu khi được 4 tuần tuổi.
  • Nếu chó mẹ đã được tiêm phòng thì tiêm cho chó con vào lúc chó được 3 tháng tuổi, sau đó mỗi năm tiêm nhắc l/ại một lần.
  • Chủ nuôi cần lưu ý thường xuyên giám sát chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông ngoài đường. Khi dắt chó ra nơi công cộng phải có người để ý và theo dõi, không để chó đi lang thang ngoài đường.
  • Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường, bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, dễ kích động, hung dữ khác thường thì nên đưa thú tới các cơ sở thú y gần nhất.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, khử trùng những khu vực xung quanh thú bị nghi/bị bệnh dại (đặc biệt là với nước bọt). Pha loãng dung dịch thuốc tẩy gia dụng theo tỉ lệ 1:32 (150g/ 4 lít). Vật nuôi bị chết do mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại phải đem chôn hoặc đốt xác.

Bệnh dại ở chó mèo là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và tiến triển với tốc độ rất nhanh, gây ra nhiều cái chết thương tâm cho thú nuôi và gây nguy hiểm cho chủ nuôi lẫn các thành viên trong gia đình. Do đó để bảo vệ cho gia đình và cả chính bạn trước căn bệnh nguy hiểm này, phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vắc-xin chủ động là phương án tối ưu nhất mà bạn nên áp dụng.

Cách phòng chống bệnh dại ở chó mèo
Cách phòng chống bệnh dại ở chó mèo

Tại sao khi có vết thương bên ngoài, không nên để chó mèo liếm da?

Miệng của vật nuôi, đặc biệt là chó – mèo là môi trường sinh nấm men, vi rút và vi khuẩn. Ý kiến cho rằng nước bọt của chó, mèo có thể chữa lành vết thương của chúng nên hoàn toàn vô hại khi tiếp xúc với người là thiếu chính xác. Thực tế, tiến sĩ Nandi giải thích rằng, nước bọt của chó, mèo được “thiết kế” để chữa lành vết thương của chính nó, và một số sinh vật có trong miệng chó, mèo không tốt cho người.

Con người cần làm gì khi chó mèo dại cắn phải?

3 bước sơ cứu khi bị lây vết cắn chó mèo

Nếu một người mới bị lây vết cắn chó mèo thì cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:

  • Rửa ngay vết thương cần với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian từ 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa tạm vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.
  • Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc dung dịch cồn iod hoặc những thuốc tương tự (nếu có).
  • Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức để thăm khám tình trạng và điều trị càng sớm càng tốt.

Con người cần làm gì khi chó mèo cắn phải?

Khi bị chó mèo nghi ngờ bị nhiễm dại cắn phải, bạn cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:

  • Để các chất kích thích như ớt bột, nước ép hoặc nhựa cây, axit hoặc kiềm dây vào vết thương.
  • Tránh băng bó, đắp thuốc kín vết thương, tránh khâu vết thương vì có thể khiến virus dại xâm nhập dễ dàng hơn.

Hãy đến ngay bác sĩ hoặc bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất nếu bạn bị bất kỳ loài động vật nào cắn, kể cả vật nuôi. Dựa trên điều kiện và tình trạng vết cắn, bác sĩ sẽ quyết định xem liệu có nên cho bạn tiêm vắc-xin ngừa dại hay không.

Con người cần làm gì khi chó mèo cắn phải?
Con người cần làm gì khi chó mèo cắn phải?

Bệnh viên thú y Anipet là một trong những địa chỉ uy tín chuyên điều trị những bệnh thường gặp của Pet, đồng thời Anipet cũng là nơi chuyên tiêm Vắc-xin cho chó mèo chất lượng được nhiều người tin tưởng chọn lựa. Nếu thú cưng của bạn chưa được tiêm phòng dại, hãy nhanh chân đến với Anipet để được tư vấn tiêm phòng sớm nhất có thể nhé!

 

LIÊN HỆ BỆNH VIỆN THÚ Y ANIPET

Mọi thông tin chi tiết về Dịch vụ cấp cứu thú y sẽ được Đội ngũ Y Bác sĩ Bệnh Viện Thú Y Anipet tư vấn, hãy gọi ngay vào Hotline: 0357.656.379 để đặt lịch thăm khám cho thú cưng của bạn hoặc đăng ký lịch khám TẠI ĐÂY. Theo dõi Fanpage của Anipet để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.

> Bệnh Viện Thú Y Anipet – Quận 2- Quận 9 – Tp.Thủ Đức
> Fanpage: https://www.facebook.com/tuvankhamdieutriThuCung
> Thời gian làm việc: 8h00 – 19h00
> Cấp cứu 24/7: Hotline: 0357.656.379
> Địa Chỉ: 32B Tây Hòa – Phước Long A – Quận 9. TP.Thủ Đức – HCM

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *