BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở CHÓ MÈO, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Chó mèo khi mắc bệnh tiểu đường thường do nhiều nguyên nhân liên quan đến cơ chế chuyển hóa. Biểu hiện cụ thể là ở lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh tiểu đường ở chó mèo thường xảy ra là do suy giảm chức năng tiết Insulin của tuyến tụy hoặc bị lỗi trong quá trình vận hành của insulin hoặc là do cả hai.

Bệnh tiểu đường ở chó là gì?

Bệnh tiểu đường ở chó thường được phân thành 3 loại:

  • Loại 1: Tuyến tuỵ không có khả năng sản xuất và tiết ra insulin. Đây là dạng bệnh tiểu đường xảy ra rất phổ biến ở thú nuôi.
  • Loại 2: Tuyến tuỵ sản xuất insulin bị suy giảm nên không đáp ứng đủ nhu cầu nội tiết tố của cơ thể. Gặp nhiều ở thú nuôi bị thừa cân, béo phì.
  • Loại 3: Được gọi là bệnh đái tháo đường nhạt hay còn gọi là bệnh tiểu đường nước với sự xuất hiện của một lượng nước tiểu loãng. Đây là dạng bệnh rất hiếm gặp.

Nếu được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, thú nuôi của bạn có thể được chữa trị và chất lượng cuộc sống của chúng vẫn được đảm bảo.

Ngược lại, nếu không được chữa trị tình trạng bệnh sẽ nặng hơn. Bệnh có thể dẫn đến đục thủy tinh thể và các vấn đề về đường tiết niệu. Suy dinh dưỡng, nhiễm ceton acid, mất nước và cuối cùng là tử vong.

Bệnh tiểu đường ở mèo là gì?

Bệnh tiểu đường ở mèo là một bệnh phức tạp do thiếu insulin nội tiết tố hoặc đáp ứng không đầy đủ với insulin. Sau khi một chú mèo ăn uống, hệ thống tiêu hóa của chúng phá vỡ thức ăn thành nhiều thành phần khác nhau, bao gồm glucose glucose được đưa vào các tế bào của mèo bằng insulin. Khi một con mèo không sản xuất insulin hoặc không thể sử dụng nó bình thường, lượng đường trong máu của nó tăng cao. Kết quả là tăng đường huyết, nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe phức tạp cho một con mèo.

Bệnh tiểu đường ở mèo là gì
Bệnh tiểu đường ở mèo là gì

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở chó mèo 

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy chó mèo của bạn có thể bị tiểu đường:

  • Ba dấu hiệu điển hình đầu tiên thường thấy chó bị tiểu đường là: Uống nước nhiều hơn bình thường, đói và thèm ăn, đi tiểu nhiều.
  • Mệt mỏi và thiếu năng lượng: Thú nuôi sẽ trở nên thờ ơ và không còn háo hức mong muốn được chạy/ đi bộ với bạn hoặc tham gia các trò chơi. Thú trở nên lười nhác vận động và ngủ nhiều hơn.
  • Chi sau của thú hoạt động yếu kém (thường xuất hiện ở mèo): Những chú mèo bị bệnh thay vì di chuyển nhẹ nhàng trên những tấm lót chân của mình như bình thường, chúng lại di chuyển với những bước đi nặng nề không mấy tự nhiên.
  • Hơi thở hăng với mùi hóa chất, có mùi trái cây ngọt bất thường.
  • Một số biểu hiện khác: giảm cân, bồn chồn, run rẩy, thú xuất hiện nhiều hành vi bất thường, thay đổi khẩu vị, lông mỏng dần và xỉn màu, một số bị thừa cân/béo phì.

Cách điều trị bệnh tiểu đường cho chó mèo

Chó mèo bị tiểu đường có thể được điều trị được. Hầu hết thú nuôi nếu được phát hiện bệnh sớm, được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, thú nuôi của bạn có thể được chữa trị mà không cần phải bị rút ngắn tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của chúng vẫn được đảm bảo.

Mục đích của việc điều trị là khôi phục lại chất lượng cuộc sống bình thường cho thú nuôi. Bằng cách giữ cho lượng đường trong máu được ở mức bình thường từ 65-120mg/dl và ngăn chặn các dấu hiệu của bệnh tiểu đường mà không gây hạ đường huyết.

Điều trị bệnh phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng loại thú cưng riêng. Bao gồm: Điều trị bằng insulin, tập thể dục thường xuyên, và điều chỉnh một chế độ ăn uống phù hợp.

Cách điều trị bệnh tiểu đường cho chó mèo
Cách điều trị bệnh tiểu đường cho chó mèo

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý cho thú cưng 

Đầu tiên bạn nên hiểu rõ và nắm được các triệu chứng chó mèo bị tiểu đường đang trải qua. Và đưa ra một chế độ ăn uống phù hợp cho thú nuôi của bạn. Tốt nhất là nên thống nhất mỗi ngày và thay đổi qua mỗi tháng. Chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giúp cho con vật dễ tiêu hoá hơn. Do lượng đường trong chất xơ thấp, bên cạnh đó chất xơ còn giúp kích thích tiết insulin.

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý tới thói quen ăn uống của vật nuôi. Do một số thú lại thích ăn nhiều lần trong ngày nhưng đây lại không phải là cách tốt để nuôi một con vật bị tiểu đường. Tốt nhất bạn nên cho thú ăn 2 lần mỗi ngày ngay trước khi tiêm insulin.

Áp dụng tiêu chuẩn đo lường lượng nước cần thiết cho thú mỗi ngày. Trung bình mỗi ngày một con vật nặng khoảng 4,5kg thì cần 225ml nước để tiêu thụ. Một cách khác để đo lượng nước tiêu thụ là dựa trên số lần uống nước trong ngày. Thường thì không quá 6 lần mỗi ngày sẽ là phù hợp. Nếu vượt quá số lần trên bạn nên thực hiện việc đo lường cụ thể hơn nhé!

Điều trị bệnh tiểu đường ở chó mèo bằng insulin

Nền tảng để điều chỉnh và kiểm soát lượng đường trong máu chính là việc tiêm insulin (2 lần/ngày cách nhau 12 giờ). Việc điều trị bệnh tiểu đường ở chó mèo bằng insulin có thể được tiến hành tại nhà. Một số lưu ý khi tiến hành điều trị bằng insulin:

  1. Đọc kỹ thông tin thuốc và nồng độ trên nhãn mác. Tốt nhất là nên tham khảo sự hướng dẫn của bác sỹ thú y.
  2. Lựa chọn kim phù hợp với nồng độ của thuốc. Hầu hết vật nuôi sử dụng loại U-100, tức là 100 đơn vị insulin/1 ml chất lỏng.
  3. Tránh để insulin tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ cao. Đừng để bị đông lạnh.
  4. Để xa tầm tay trẻ em.
  5. Insulin sẽ giảm công dụng nếu chai đã được mở quá 30 ngày. Đặc biệt không sử dụng insulin đã hết hạn.
  6. Xây dựng một biểu thời gian tiêm đều đặn và hợp lý. Kết hợp tiêm insulin và chế độ ăn uống phù hợp.

Việc tăng luyện tập cơ bắp mỗi ngày cho thú sẽ cải thiện phản ứng cho thú trong việc điều trị bằng insulin. Thời gian thường là 2 lần/ngày, mỗi lần 30 phút, tùy thuộc vào giống chó mèo mà bạn nuôi.

Điều trị cho chó, mèo bị tiểu đường bằng insulin
Điều trị cho chó, mèo bị tiểu đường bằng insulin

Điều trị một số biến chứng khác của bệnh

Hạ đường huyết: Là hiện tượng lượng đường trong máu thấp (dưới 60mg/dl). Có 2 nguyên nhân dẫn đến việc hạ đường huyết:

  • Liều lượng insulin quá cao (do thay đổi trong chế độ ăn, chế độ thể dục…)
  • Cung cấp lượng insulin vượt mức (thường do sai sót, sơ ý trong quá trình tiêm thuốc)

Trong trường hợp hạ đường huyết, bạn nên đổ một ít dung dịch đường (xirô ngô, mật ong…) vào các chi. Và xoa vào nướu hoặc dưới lưỡi để giải quyết tạm thời tình trạng bệnh.

Nếu như tình trạng bệnh tiểu đường ở chó mèo vẫn không giảm bạn nên đưa chúng đến bệnh viện. Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là một phần quan trọng trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh tiểu đường ở chó mèo.

Cách đề phòng bệnh tiểu đường cho chó mèo bạn nên biết  

Bệnh tiểu đường ở chó mèo xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và phức tạp. Tuy nhiên cách phòng bệnh lại cực kì đơn giản. Một chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên, tránh thừa cân, béo phì sẽ đảm bảo cho thú cưng của bạn tránh xa được các nguy cơ có thể mắc bệnh tiểu đường ở chó mèo.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về căn bệnh tiểu đường ở chó mèo cũng như cách phòng tránh bệnh cho thú cưng của mình!

Anipet là một trong những bệnh viện thú y chuyên cung cấp các dịch vụ thăm khám, chữa bệnh, spa cho thú cưng. Nếu thú cưng của bạn có bất cứ vấn đề gì, hãy liên hệ ngay với Anipet bạn nhé! 

Mọi thông tin chi tiết về Dịch vụ sẽ được Đội ngũ Y Bác sĩ Bệnh Viện Thú Y Anipet tư vấn, hãy gọi ngay vào Hotline: 0357.656.379 để đặt lịch thăm khám cho thú cưng của bạn hoặc đăng ký lịch khám TẠI ĐÂY. Theo dõi Fanpage của Anipet để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.

> Bệnh Viện Thú Y Anipet
> Fanpage: https://www.facebook.com/tuvankhamdieutriThuCung
> Thời gian làm việc: 8h0 – 19h00
> Cấp cứu 24/7: Hotline: 0357.656.379
> Địa Chỉ: 32B Tây Hòa – Phước Long A – Quận 9. TP.Thủ Đức – HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *