CÁCH ĐỠ ĐẺ CHO CHÓ MÈO AN TOÀN TẠI NHÀ

Nếu không có đủ kiến thức đầy đủ cho việc đỡ đẻ cho chó mèo, thì việc sinh con sẽ trở nên khó khăn và đôi khi sẽ khiến chúng gặp nguy hiểm. Cùng Ani Pet tìm hiểu chi tiết khi chó, mèo chuyển dạ và cách đỡ đẻ đúng cách tại nhà nhé!

Các dấu hiệu cho thấy thú cưng sắp sinh 

Khi thú cưng có dấu hiệu sắp sinh, bạn có thể quan sát những dấu hiệu như sau:

  • Trường hợp thú cưng của bạn tự nhiên từ chối thức ăn, hành động bồn chồn và tìm một nơi kín đáo để định cư, đó có thể là dấu hiệu quá trình chuyển dạ của chó mèo sẽ bắt đầu rất sớm.
  • Thú cưng khi sắp chuyển dạ sẽ có dấu hiệu bao gồm bồn chồn, cào bới ổ, kêu nhiều. Quẩn chân cầu cứu chủ nhân, thường là người mà nó tin tưởng nhất.
  • Nhiệt độ cơ thể của thú cưng sẽ giảm xuống khoảng 37,8 độ C trong 12 – 24 giờ trước khi bắt đầu chuyển dạ.
  • Ngay trước khoảnh khắc sinh con, thú cưng có thể trở nên trầm tính hơn, xuất hiện kích động và muốn rửa mình liên tục.
  • Việc sinh nở sẽ bắt đầu bằng những cơn co thắt bụng mạnh, sau đó là một chút dịch tiết từ âm đạo của mèo.
  • Trong trường hợp nếu dịch tiết âm đạo có màu đen, hoặc có màu máu, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y.

Cách đỡ đẻ cho chó mèo an toàn tại nhà

Trước khi tiến hành đỡ đẻ cho chó mèo, thì trước tiên bạn cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức đỡ đẻ cho chó mèo cơ bản để việc đỡ đẻ diễn ra một cách thuận tiện và dễ dàng hơn cho cả bạn và chó mẹ hoặc mèo mẹ.

Các dấu hiệu cho thấy thú cưng mang thai, sắp sinh
Các dấu hiệu cho thấy thú cưng mang thai, sắp sinh

Cần chuẩn bị những dụng cụ đỡ đẻ cho chó mèo an toàn tại nhà

  • Bạn nên chuẩn bị trước một cách khăn hoặc quần áo cũ dùng để lót chỗ cho mèo con, hoặc chó con khi mới sinh.
  • Bạn cũng nên chuẩn bị một chiếc khăn sạch dùng để lau cho cún con hoặc mèo con khi sinh và kích thích chúng nếu cần.
  • Chuẩn bị chỗ sinh đủ lớn cho chó hoặc mèo chẳng hạn như hộp các tông, giỏ đựng quần áo có lót khăn hoặc chăn.
  • Bông, băng gạc hay dung dịch Glucose: chuẩn bị đầy đủ cho quá trình sinh con thuận lợi hơn
  • Găng tay y tế: Bạn cần đeo để đảm bảo an toàn và tránh tình trạng nhiễm trùng cho mèo hoặc chó mẹ
  • Các dụng cụ y tế khác để hỗ trợ cắt rốn cho cún con hoặc mèo con, nếu mẹ không thể tự làm.

 

Đỡ đẽ cho chó mèo
Đỡ đẽ cho chó mèo tại nhà

Các cách đỡ đẻ cho chó mèo an toàn tại nhà 

Dù muốn giúp đỡ tuy nhiên đừng đến gần khi chó mẹ hoặc mèo mẹ đang sinh, hãy đứng từ xa quan sát và can thiệp nếu thật sự cần thiết. Bạn có thể bị mèo cào và cắn.

Tuy nhiên, bạn có thể tự đỡ đẻ cho chó mẹ hoặc mèo mẹ bằng cách như sau:

  • Cún con hoặc mèo con được sinh ra trong màng ối của chúng, con mẹ sẽ tự liếm rách bọc ối và làm sạch cho con.
  • Nếu thấy mẹ đã đuối sức thì bạn cần hỗ trợ. Bạn cần cẩn thận cắt hoặc xé màng túi, sau đó kích thích hô hấp của con con bằng cách dùng khăn chà nhẹ lên mũi và miệng chúng.
  • Ngoài ra, bạn sẽ dùng chỉ buộc chặt phần dây rốn để cắt dây phòng khi con mẹ không làm được.
  • Sau khi đẻ xong, mèo con sẽ tự tìm đến vú mẹ bú. Tuy nhiên hãy để ý để mèo con không bị mèo mẹ đè lên.
  • Khoảng cách đẻ giữa các con là 30-60 phút, nếu thời gian lâu hơn cần đưa đi kiểm tra.
  • Cần kiểm tra xem mèo có sót nhau thai không, bởi nếu sót lại sẽ rất nguy hiểm tính mạng của mèo mẹ.
  • Xong xuôi, bạn hãy kiểm tra lại và để không gian yên tĩnh cho mèo tự chăm con
  • Sau khi sinh sẽ mất rất nhiều sức, bạn nên cho mèo mẹ ăn nhẹ và uống thật nhiều nước để phục hồi
Đỡ đẻ cho chó mèo tại nhà
Đỡ đẻ cho chó mèo tại nhà

Tầm quan trọng của việc mổ lấy thai cho chó mèo khi khó đẻ 

Việc mổ đẻ cho chó mèo sẽ giúp con non không bị chết trong hoặc sau khi sinh do ngạt thở hoặc nhiễm trùng. Giúp con mẹ nhanh thoát khỏi cơn đau đẻ, tránh mất máu và kiệt sức khi rặn đẻ.

Chúng ta thường lo ngại về việc mổ đẻ cho chó mèo có thể để loại sẹo sau khi phẫu thuật, gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sức khỏe và tính mạng của thú cưng của bạn là quan trọng hơn bao giờ hết.

Các giống chó mẹ, mèo mẹ béo, đa phần ít thể dục có thể dẫn tới sức rặn kém, khung xương chậu nhỏ và nhiều mỡ chèn ép phần cơ quan sinh dục phía ngoài, khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn, con dễ bị ngạt. Hoặc mang thai nhiều dễ bị đuối sức khi sinh các con cuối làm ảnh hưởng tới sức khỏe con mẹ và dễ ngạt con con.

LIÊN HỆ

Liên hệ ngay với bệnh viện thú y Anipet để được tư vấn trực tiếp những thông tin liên quan đến cách đỡ đẻ cho chó mèo bạn nhé!

Mọi thông tin chi tiết về Dịch vụ sẽ được Đội ngũ Y Bác sĩ Bệnh Viện Thú Y Anipet tư vấn, hãy gọi ngay vào Hotline: 0357.656.379 để đặt lịch thăm khám cho thú cưng của bạn hoặc đăng ký lịch khám TẠI ĐÂY. Theo dõi Fanpage của Anipet để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.

> Bệnh Viện Thú Y Anipet
> Fanpage: https://www.facebook.com/tuvankhamdieutriThuCung
> Thời gian làm việc: 8h0 – 19h00
> Cấp cứu 24/7: Hotline: 0357.656.379
> Địa Chỉ: 32B Tây Hòa – Phước Long A – Quận 9. TP.Thủ Đức – HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *