TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÉT NGHIỆM MÁU Ở CHÓ MÈO

Xét nghiệm máu ở chó mèo đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe, chẩn đoán bệnh lý và theo dõi quá trình điều trị của thú cưng. Xét nghiệm máu cung cấp các thông tin về sức khỏe nội tạng, chẩn đoán bệnh lý tiềm ẩn, đánh giá chức năng nội tiết, và giúp xác định liệu pháp điều trị phù hợp. Cùng AniPet tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của việc xét nghiệm máu ở chó mèo và và cách đọc các chỉ số trên phiếu kết quả xét nghiệm máu nhé.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÉT NGHIỆM MÁU Ở CHÓ MÈO

Xét nghiệm máu ở chó mèo giúp bác sĩ thú y chẩn đoán và điều trị nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Việc sàng lọc máu cũng cần thiết để bác sĩ hiểu được tình trạng sức khỏe của thú cưng và theo dõi diễn biến của một số bệnh. Ngoài ra, xét nghiệm máu định kỳ cũng là một phần trong việc phòng ngừa chăm sóc thú cưng hiệu quả nhằm tránh vô số bệnh tật hoặc phát hiện chúng sớm, khi khả năng hồi phục có thể tốt hơn. 

Trong một số trường hợp nếu thú cưng của bạn đang được cân nhắc phẫu thuật khẩn cấp, bác sĩ thú y cần xét nghiệm máu để xác định xem thú cưng có đủ sức khỏe để chịu được thủ thuật phẫu thuật hay không và loại thuốc gây mê nào là tốt nhất. Và bạn có thể tiết kiệm được thời gian cho thú cưng của mình bằng việc sử dụng các xét nghiệm máu được thực hiện định kỳ trước đó.

  • Xét nghiệm máu ở chó mèo tiết lộ điều gì?

Xét nghiệm máu ở chó mèo có thể cung cấp thông tin quan trọng về chức năng của các cơ quan, hormone và hệ thống miễn dịch của thú cưng, đồng thời có thể chỉ ra sự “có mặt” của bệnh tật. Các xét nghiệm với công nghệ mới hơn thậm chí còn có khả năng xem xét di truyền của thú cưng để tìm bệnh hoặc nhiễm trùng cụ thể.

Các xét nghiệm có thể được xem xét để đưa ra các phán đoán về chức năng của gan, thận, tuyến tụy và enzyme… Các tế bào hồng cầu và bạch cầu cũng được kiểm tra để xác định tình trạng hydrat hóa, thiếu máu, viêm hoặc nhiễm trùng cũng như phản ứng của hệ thống miễn dịch trên cơ thể chó mèo.

Khoa xét nghiệm

  • Hướng dẫn cách đọc phiếu kết quả xét nghiệm máu ở chó mèo

   4.1 Kết quả xét nghiệm sinh lý máu 

  • RBC (tên tiếng Anh là Red Blood Cell – để chỉ số lượng

Chỉ số RBC bình thường ở chó là 5.10-8.50 uL và mèo là 4.62-10.20 uL.

Nếu chỉ số RBC tăng: dấu hiệu thú cưng bị mất nước, hoặc mắc chứng tăng hồng cầu.

Nếu chỉ số RBC giảm: dấu hiệu của bệnh thiếu máu.

  • HGB (Hemoglobin – đại diện cho lượng huyết sắc tố có trong một thể tích máu) 

Chỉ số HGB bình thường ở chó 11.0-19.0 g/dL và mèo là  8.5 – 15.3 g/dL. Huyết sắc tố là loại phân tử protein thuộc hồng cầu, đóng vai trò chính là đưa oxy từ phổi đến với một số cơ quan trao đổi, đồng thời nhận CO2 từ những cơ quan vận chuyển quay trở về phổi trao đổi để có thể thải CO2 ra ngoài và tiếp tục nhận oxy. Ngoài ra, huyết sắc tố còn là chất tạo nên màu đỏ cho hồng cầu.

Nếu chỉ số tăng: thú cưng bị mất nước, hoặc các bệnh liên quan đến tim, phổi,…

Chỉ số giảm do: thiếu máu, chảy máu hoặc xuất phát từ các phản ứng gây tan máu,…

 

  • HCT (Hematocrit – là tỷ lệ thể tích của hồng cầu/ tổng thể tích máu) 

Chỉ số HCT bình thường ở chó là 33.0-56.0% và mèo là 26.0-47.0 %

Chỉ số tăng khi: Thú cưng bị dị ứng, chứng tăng hồng cầu, bệnh phổi, chứng giảm lưu lượng máu,…

Chỉ số giảm do: thiếu máu, mất máu, thai nghén,…

  • MCV (Mean corpuscular volume – là thể tích trung bình hồng cầu) 

Chỉ số MCV bình thường ở chó là 60.0-76.0 fL và mèo là 38.0-54.0 fL

Tăng do: thiếu acid folic, thiếu hụt vitamin B12, bệnh gan, mắc chứng tăng hồng cầu, xơ hoá tuỷ xương, suy tuyến giáp,…

Giảm do: thiếu hụt sắt trong máu, thiếu máu trong những bệnh mạn tính, nhiễm độc chì, suy thận mạn tính,…

  • MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin – đại diện cho lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu)

Chỉ số MCH bình thường ở chó là 20.0-27.0 pg và mèo là 11.8-18.0 pg

Chỉ số tăng khi: thú cưng bị thiếu máu đa sắc hồng cầu, hoặc các chứng hồng cầu hình tròn bị di truyền nặng, hay do sự có mặt của những yếu tố ngưng kết lạnh.

Chỉ số giảm khi: thú cưng bắt đầu bị thiếu máu, thiếu sắt, thiếu máu đang tái tạo hoặc thiếu máu nói chung.

  • MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration – là nồng độ huyết sắc tố trung bình có trong một thể tích máu)

Chỉ số MCHC bình thường ở chó là 30.0-38.0 g/dL và mèo là 29.0-38.0 g/dL

Giá trị này sẽ được tính dựa trên đo giá trị chính xác của hemoglobin và hematocrit. 

Tăng: chứng hồng cầu hình tròn do di truyền nặng, hoặc sự có mặt của những yếu tố ngưng kết lạnh, do chó mèo thiếu máu đa sắc hồng cầu bình thường.

  • RDW (Red Cell Distribution Width – là độ phân bố của hồng cầu) 

Chỉ số RDW bình thường ở chó là 15.2-17.2 % và mèo là 16.0-23.0 %

Nếu như giá trị này càng cao thì chứng tỏ độ phân bố của hồng cầu đang thay đổi là càng nhiều, kích thước hồng cầu chênh nhau càng nhiều, không đồng đều. Giá trị RDW trên chuẩn thường xuất hiện trong những trường hợp chó, mèo bị thiếu máu.

  • NEUT (Neutrophil – Bạch cầu trung tính)

Nếu tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng cao sẽ cho thấy thú cưng đang bị nhiễm trùng máu.

Ngoài ra, có thể tăng trong các trường hợp bị ung thư, nhiễm khuẩn cấp,… Và giảm do nhiễm virus, do sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, do thiếu máu bất sản,…

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÉT NGHIỆM MÁU Ở CHÓ MÈO

  • LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lympho) 

Chỉ số LYM bình thường ở chó là 12.0-30.0 % và mèo là 20.-50.0 %

Tăng khi nhiễm khuẩn mạn, nhiễm phải một số virus khác, viêm loét đại tràng, bệnh CLL, bệnh Hodgkin,…

Giảm: Chó, mèo bị thiếu máu, ung thư, do hóa chất trong quá trình trị liệu, sử dụng glucocorticoid…

  • MONO (Monocyte – hay còn gọi là Bạch cầu Mono)

Tăng: bệnh bạch cầu dòng mono, mắc chứng tăng bạch cầu đơn nhân vì nhiễm khuẩn, nhiễm virus khác, do rối loạn sinh tủy,…

Giảm trong những trường hợp thú cưng bị thiếu máu do suy tủy, ung thư, hoặc sử dụng glucocorticoid…

  • EOS (Eosinophil – chỉ số bạch cầu đa múi và ưa axit)

Giá trị bình thường của chó, mèo khỏe mạnh là 2.0-9.0%

Tăng: nhiễm ký sinh trùng, dị ứng,…

  • PLT (Platelet Count – chỉ số thể hiện số lượng tiểu cầu có trong một thể tích máu) 

Chỉ số PLT bình thường ở chó là 117-498.0 10^3/uL và mèo là 100-518 10^3/uL

Tiểu cầu là một tế bào không hoàn chỉnh, là các mảnh vỡ của những tế bào chất (đây là một thành phần thuộc tế bào nhưng không chứa nhân tế bào), sinh ra từ các tế bào mẫu của tiểu cầu nằm trong tủy xương.

Tiểu cầu có vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu, chúng có tuổi thọ trung bình là 5- 9 ngày.

Giá trị bình thường trong khoảng 150–350G/L.

  • PDW (Platelet Disrabution Width – chỉ số thể hiện độ phân bố tiểu cầu)

Chỉ số PDW bình thường ở chó là 0.1-30.0 fL và mèo là 0.1-30.0 fL

  • MPV (Mean Platelet Volume – chỉ số thể hiện thể tích trung bình tiểu cầu)

Chỉ số MPV bình thường ở chó là 8.0-14.1 fL và mèo là 9.9-16.3 fL

Tăng khi: mắc bệnh tim mạch, nhiễm độc do tuyến giáp,…

Giảm do thiếu máu bất sản, hoá trị liệu ung thư, thiếu máu nguyên hồng cầu, bạch cầu cấp,…

 

4.2 Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu 

  • Ure máu (BUN)

Chỉ số Ure máu bình thường ở chó là 0.1-30.0 mmol/L và mèo là 3.6-15.5 mmol/L

Ure là sản phẩm thoái hóa chính của các protein trong cơ thể và được lọc qua cầu thận để đào thải qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận, theo dõi các bệnh lý về thận cũng như đánh giá mức cung cấp protein của chế độ ăn. 

Ure máu tăng trong các bệnh lý thận như viêm cầu thận, viêm ống thận, suy thận, sỏi thận, sỏi niệu quản, suy tim sung huyết, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, bỏng, xuất huyết tiêu hóa …

Ure máu giảm do chế độ ăn ít protein, truyền nhiều dịch, chó, mèo trong thai kỳ, hội chứng thận hư, suy giảm chức năng gan dẫn tới giảm tổng hợp ure.

  • Creatinin huyết thanh

Là sản phẩm đào thải của quá trình thoái hóa creatinin phosphat ở cơ và được lọc hoàn toàn qua các cầu thận, không được các ống thận tái hấp thu. Do đó giá trị của creatinin chủ yếu phản ánh chức năng thận và chỉ số creatinin huyết thanh được sử dụng để đánh giá chức năng thận

Chỉ số Creatinin máu bình thường ở chó là 0.5-1.6 và mèo là 0.5-1.9 mg/DL

Creatinin huyết thanh tăng trong bệnh lý suy thận, suy tim mất bù, cường giáp, tăng huyết áp, đái tháo đường ..

Creatinin huyết thanh giảm trong trường hợp có thai, teo cơ, liệt, sử dụng thuốc chống động kinh,…

  • AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT

Các chỉ số AST, ALT, GGT được dùng để đánh giá các bệnh về gan như viêm gan cấp, mạn, tổn thương nhu mô gan (viêm gan siêu vi trùng,…). 

Chỉ số ALT bình thường ở chó là 10-140 UL và mèo là 8.2-123 U/L

  •  ALP

ALP còn gọi là phosphatase kiềm, hiện diện chủ yếu ở gan và xương. ALP tăng trong các bệnh lý gan mật và bệnh về xương như rối loạn chuyển hóa xương, còi xương, nhuyễn xương, tắc ống mật, ung thư tiền liệt tuyến,…

Chỉ số ALP bình thường ở chó là 20-15 UL và mèo là 10-90 U/L

  • Bilirubin

Chỉ số bilirubin được dùng để chẩn đoán và theo dõi các trường hợp vàng da do: tan huyết, viêm gan, tắc mật.

Có 3 trị số bilirubin gồm: Bilirubin toàn phần; Bilirubin trực tiếp; Bilirubin gián tiếp.

  • Albumin

Đây là protein được tổng hợp ở gan và chiếm khoảng 60% tổng protein toàn phần trong huyết thanh. Chức năng của Albumin là tạo áp lực thẩm thấu, vận chuyển một số chất chuyển hóa, ion kim loại, bilirubin, acid béo tự do, hormon, thuốc… và cung cấp acid amin cho tổng hợp protein ở mô.

Albumin là một chỉ số dùng trong đánh giá chức năng gan. Chỉ số ALB bình thường ở chó là 22.0-44.0 g/L và mèo là 22-45 g/L.

  • Chỉ số xét nghiệm đường huyết

Gồm xét nghiệm Glucose máu và xét nghiệm HbA1C. Hai xét nghiệm này nhằm chẩn đoán bệnh đái tháo đường, theo dõi thú cưng bị hạ đường huyết.

Chỉ số GLU bình thường ở chó là 3.89-7.95 mmol/L và mèo là 4.11-8.84 mmol/L.

  • Chỉ số xét nghiệm mỡ máu

Chỉ số HDL và LDL trong xét nghiệm máu

  • Cholesterol toàn phần

Xét nghiệm Cholesterol toàn phần được chỉ định trong các trường hợp rối loạn lipid máu, đánh giá nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch, đánh giá chức năng gan, huyết áp, hoặc trong khi khám sức khỏe định kỳ cho thú cưng…

Nồng độ Cholesterol toàn phần bình thường vào khoảng 3,9 – 5,2 mmol/L. Cholesterol máu tăng trong các trường hợp: rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, suy giáp, hội chứng thận hư, tiền sản giật, có thai… Cholesterol máu giảm trong các trường hợp: cường giáp, suy gan, thiếu máu, suy dinh dưỡng,…

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÉT NGHIỆM MÁU Ở CHÓ MÈO

  • HDL-C (HDL-Cholesterol) – HDL

Đây là xét nghiệm lipid máu giúp đánh giá các rối loạn lipid máu. HDL-C có vai trò vận chuyển cholesterol lắng đọng ở thành mạch máu quay trở về gan, giúp ngăn ngừa quá trình tạo mảng xơ vữa, nhờ đó nó còn được gọi là cholesterol tốt.

Nồng độ HDL-C bình thường là từ 0,9 mmol/L trở lên. Nồng độ HDL-C giảm trong các trường hợp xơ vữa động mạch, lười vận động,…

  • LDL-C (LDL-Cholesterol)

Xét nghiệm LDL-C nhằm đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành,…LDL-C vận chuyển cholesterol tới mạch máu và là tác nhân chính gây nên các mảng xơ vữa động mạch khi nồng độ LDL-C tăng lên trong máu.

Nồng độ LDL-C bình thường là từ 3,4 mmol/l trở xuống . LDL-C tăng trong các trường hợp: xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, béo phì…, giảm trong các trường hợp: xơ gan, suy kiệt, kém hấp thu.

  • Triglycerid

Chỉ số này được chỉ định trong các trường hợp rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, lười vận động…

Giá trị Triglycerid bình thường vào khoảng 0,46 – 1,88 mmol/l. Triglycerid tăng do rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, xơ gan, hội chứng thận hư, suy giáp, đái tháo đường… và giảm khi do kém hấp thu, suy kiệt, cường giáp,…

  • Xét nghiệm ion đồ

Na+ là cation chính của dịch ngoại bào, có tác dụng giữ nước. Khi thừa Na+ trong dịch ngoại bào thì nước được tái hấp thu nhiều ở thận.

Chỉ số Na+ bình thường ở chó là 138-160 mmol/L và mèo là 142-164 mmol/L Nồng độ Na+ máu tăng trong trường hợp cường aldosteron, dùng corticoid, mất nước.. Nồng độ Na+ máu giảm trong trường hợp ứ dịch do suy tim, suy thận, xơ gan hoặc mất natri do nôn ói, xuất huyết, tiêu chảy, bỏng..

  • K+ chất điện giải của dịch nội bào

Chỉ số K+ bình thường ở chó là 3.7-5.8 mmol/L và mèo là 3.7-5.8 mmol/L

Nồng độ K+ trong máu tăng cao do suy thận hoặc do sử dụng các thuốc tăng giữ kali như thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, thuốc ức chế men chuyển .. Nồng độ K+ trong máu giảm do mất qua đường tiêu hoá (tiêu chảy, ói mửa…), mất qua đường tiểu, lượng K+ đưa vào cơ thể không đủ hoặc K+ từ ngoại bào vào nội bào.

  • Cl-

Chỉ số CL- bình thường ở chó là 106-130 mmol/L và mèo là 100-126 mmol/L

Cl- là một anion chủ yếu của dịch ngoại bào. Ion Cl- cùng với ion HCO3- có vai trò duy trì cân bằng kiềm-toan trong cơ thể. Cl- còn có một số chức năng như tham gia duy trì áp lực thẩm thấu và cân bằng nước trong cơ thể, hoạt động như một thành phần của hệ đệm, duy trì tình trạng trung hòa về điện tích (bằng cách đối trọng với các cation như Na+ ) và góp phần hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Nồng độ Cl- tăng trong trường hợp ăn mặn, suy thận cấp, sốc phản vệ, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu…; giảm do ăn nhạt, mất nước cấp gây nhiễm kiềm chuyển hoá, nôn kéo dài (hẹp môn vị), dùng thuốc lợi tiểu, tiêu chảy,…

  • Ca++

Là một ion kim loại có nhiều nhất trong cơ thể, song chỉ có 0,5% tổng lượng ion này được trao đổi. Ca++ đóng vai trò quan trọng với tình trạng co cơ, chức năng tim, dẫn truyền các xung thần kinh và quá trình cầm máu của cơ thể. Ca++ khuếch tán được, nồng độ trong máu tăng khi nhiễm toan ceton và giảm khi nhiễm kiềm.

Chỉ Ca+ bình thường ở chó là 1.98-2.95 mmol/L và mèo là. 1.95-2.95 mmol/L

Ca++ tăng trong trường hợp dùng nhiều vitamin D, cường cận giáp, nhiễm độc giáp, bệnh Paget..; giảm trong trường hợp thiếu vitamin D, suy giáp, bệnh thận nặng …

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÉT NGHIỆM MÁU Ở CHÓ MÈO

  •  Xét nghiệm Acid Uric

Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi nồng độ acid uric máu (bệnh gout), bệnh thận,…

 

Acid uric tăng trong trường hợp bệnh suy thận, suy tim, suy giáp, tiền sản giật…

 

Acid uric giảm trong trường hợp thương tổn tế bào gan, bệnh Wilson, bệnh Fanconi, bệnh Hodgkin…

  • Làm xét nghiệm máu ở chó mèo tại đâu?

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÉT NGHIỆM MÁU Ở CHÓ MÈO

Hiện tại, với dịch vụ xét nghiệm máu ở chó mèo tại Thành Phố Hồ Chí Minh – AniPet đã và đang là một trong những bệnh viện thú y có thể thực hiện dịch vụ này với nhiều ưu thế:

– Máy móc thiết bị được đầu tư với công nghệ hiện đại và tối tân nhất, mang lại kết quả chuẩn xác nhất.

– Cơ sở vật chất được đầu tư chỉn chu, đạt chuẩn.

– Đội ngũ bác sĩ thú y giàu kinh nghiệm và yêu động vật

– Thú cưng được chăm sóc tận tình chu đáo.

– Hệ thống dịch vụ đi kèm đa dạng, chuyên nghiệp: điều trị, phẫu thuật, x-quang, thăm khám, Spa làm đẹp….và là một Petshop đa dạng sản phẩm dành cho thú cưng.

Để được tư vấn và hiểu thêm về các chỉ số xét nghiệm máu ở chó mèo bạn có thể liên hệ Anipet giải đáp các thắc mắc nhé! 

 

🐱𝐁𝐄̣̂𝐍𝐇 𝐕𝐈𝐄̣̂𝐍 𝐓𝐇𝐔́ 𝐘 𝐀𝐍𝐈𝐏𝐄𝐓🐶

📌Chuyên khám, Siêu âm, X-quang, Xét nghiệm máu, Xét nghiệm mẫu phân, mẫu tai, mẫu da

📌Chuyên điều trị, Phẫu thuật, Tiêm phòng vacxin Chó, Mèo

📌Cấp cứu 24/24

📌Khám và điều trị bệnh tại nhà

📌Chuyên Spa: Tắm vệ sinh, cắt tỉa làm đẹp Chó, Mèo

📌Khách sạn chó mèo

📞Hotline: 0357656379 – 0772005686

🏥Địa chỉ: 32b Tây Hòa, Phước Long A, Quận 9, TP Hồ Chí Minh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *