Nhím, Chuột, Thỏ là những thú cưng dạng ngoại lại du nhập vào nước ta các đây không lâu. Chủ nuôi cần có kiến thức về những căn bệnh thường gặp ở Chuột, Nhím, Thỏ để thì khi pet mắc phải vẫn có thể xử lý ngay lập tức.
Những bệnh thường gặp ở chuột Hamster và cách điều trị
Chuột Hamster bị bệnh cảm lạnh
Khi bị cảm lạnh, chúng không còn hoạt động nhanh nhẹn như trước nữa. Mũi có thể bị phồng, thân thể bị gầy, thỉnh thoảng mũi khụt khịt, khó thở.
Khi phát hiện chuột Hamster bị bệnh, hãy vệ sinh nơi ở của chúng một cách sạch sẽ. Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho chúng. Cố gắng giữ ấm cho chuột Hamster nhất có thể.
Chuột Hamster bị bệnh tiêu chảy
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy là do thức ăn cho chuột Hamster có vấn đề. Có thể do ăn quá nhiều thực phẩm và hoa quả hoặc thức ăn ôi thiu. Lúc này dạ dày của chuột Hamster sẽ rất khó chịu, đi phân lỏng. Do vậy, bạn nên chỉnh lại chế độ ăn của chúng. Nếu không có thay đổi tích cực thì nên đưa chúng tới gặp bác sĩ thú y.
Chuột Hamster bị bệnh táo bón
Nguyên nhân thường là tỷ lệ đồ ăn khô và nước mà chúng nhận không cân bằng, không đủ. Thức ăn khô và thức ăn tươi cần được sử dụng khoa học. Đồng thời cần cung cấp nước uống cho chuột Hamster thường xuyên.
Chuột Hamster bị ghẻ, bọ chét
Nếu chuột Hamster thường xuyên lắc đầu, gãi tai, rụng lông… hãy kiểm tra trên cơ thể chúng có gì lạ không. Nếu chuột Hamster bị bệnh, có thể tắm hoặc xịt thuốc đặc trị cho chúng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Những bệnh thường gặp ở Thỏ và cách điều trị
Bệnh bại huyết còn gọi là bệnh xuất huyết
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Calicivirus gây ra bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh, đây là căn bệnh thường gặp ở Thỏ rất nguy hiểm
Bệnh chủ yếu xảy ra ở thỏ lớn từ 1,5 tháng tuổi trở lên. Khi thỏ bị bệnh vẫn ăn uống bình thường, đôi khi thỏ lờ đờ, bỏ ăn trong thời gian ngắn rồi chết. Trước khi chết thỏ giãy giụa, quay vòng, có xuất huyết ở miệng và mũi.
Để phòng bệnh bạn phải tăng cường vệ sinh chuồng trại. Sử dụng vacxin VHD bại huyết tiêm phòng cho thỏ.
Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ là một bệnh thường gặp ở thỏ khá phổ biến, tuy bệnh này không làm cho Thỏ chết ngay nhưng với mức độ lây lan bệnh rất nhanh, sẽ làm Thỏ dần gầy yếu, chậm lớn.
Bệnh ghẻ thường có biểu hiện là Thỏ hay bị ngứa, rụng lông và có vảy, khô, cứng.. Nếu bệnh nặng có thể nổi mủ do bị nhiễm trùng da.
Để điều trị bệnh ghẻ cho Thỏ cảnh bạn cần dùng thuốc đặc trị là Ivermectin 2.5 (hoặc Bivermectin), sử dụng tiêm dưới da.
Chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Chuồng nuôi phải khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát; mật độ nuôi vừa phải. Khi bé bị bệnh bạn nên cách ly và chăm sóc chu đáo.
Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy là bệnh thường gặp ở Thỏ, thường xảy ra do thỏ ăn phải thức ăn bị hỏng, hoặc do bạn thay đổi thức ăn đột ngột làm rối loạn tiêu hóa.
Để phòng bệnh bạn cần cho thỏ ăn các loại thức ăn, nước uống đảm bảo hợp vệ sinh, khi thay thức ăn mới cho thỏ bạn cần chuyển từ từ cho thỏ quen dần. Khi cho ăn các loại cỏ xanh bạn cần phơi khô 1 ngày để ráo bớt nước.
Những bệnh thường gặp ở nhím mà bạn cần phải biết
Bệnh về đường tiêu hóa ở Nhím Cảnh
Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở Nhím cảnh, nó vô cùng nguy hiểm nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời thì sẽ cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của các bé.
Bệnh tiêu chảy đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là vệ sinh chuồng nuôi không sạch sẽ hoặc có thể là do thực phẩm các bé ăn vào.
Để hạn chế bệnh này, hãy đặt bé trong phòng mát, thoáng khí, cho bé “ đi dạo“, hoạt động để kích thích đường tiêu hóa. Nếu cần thiết hãy cho bé ăn các loại thức ăn mát và có tính chất giải nhiệt .
Bệnh ngoài da
Khi nhím có biểu hiện ngứa và gãi liên tục có thể nhím bị bọ ve hoặc bọ chét ký kinh trên da. Thường bọ ve bọ chét sẽ ký sinh quanh vùng tai, hai nêm bụng của nhím bạn hãy kiểm tra toàn bộ cơ thể bé xem nhé! Nếu nghi bé bị ve/bọ chét ký sinh hãy thường xuyên tắm rửa cho bé và vệ sinh nơi ở thật sạch sẽ.
Bệnh hô hấp ở Nhím Cảnh
Bệnh đường hô hấp cũng là một trong những bệnh thường ở nhím gặp phải là viêm mũi, khó thở , tiếng thở to và chảy nước mũi. Nguyên nhân đến từ sự thay đổi nhiệt độ môi trường trở lạnh đột ngột, do bụi, dị vật mắc trong mũi, do chuồng nuôi chưa đảm bảo vệ sinh. Biện pháp điều trị bao gồm điều chỉnh nhiệt độ môi trường, sử dụng thuốc kháng sinh, dọn dẹp chuồng nuôi.
Kết luận
Anipet hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc và nuôi dưỡng những người bạn nhỏ bé của mình nhé!
Mọi thông tin chi tiết về Dịch vụ sẽ được Đội ngũ Y Bác sĩ Bệnh Viện Thú Y Anipet tư vấn, hãy gọi ngay vào Hotline: 0357.656.379 để đặt lịch thăm khám cho thú cưng của bạn hoặc đăng ký lịch khám TẠI ĐÂY. Theo dõi Fanpage của Anipet để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.
> Bệnh Viện Thú Y Anipet
> Fanpage: https://www.facebook.com/tuvankhamdieutriThuCung
> Thời gian làm việc: 8h0 – 19h00
> Cấp cứu 24/7: Hotline: 0357.656.379
> Địa Chỉ: 32B Tây Hòa – Phước Long A – Quận 9. TP.Thủ Đức – HCM