BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở MÈO VÀ 2 LOẠI BỆNH NGUY HIỂM

Mèo là loại vật nuôi rất dễ thương nên được rất nhiều người yêu thích lựa chọn làm thú cưng. Tuy nhiên, ở mèo lại rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Do đó, khi nuôi mèo, bạn nên chú ý vào cách phòng và chữa bệnh truyền nhiễm ở Mèo.

Bệnh truyền nhiễm ở mèo thường có tính lây lan rất nhanh và mạnh. Nó dễ xảy ra ở những khu vực có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Do đó, Việt Nam là nơi thường có nhiều loại bệnh lây nhiễm ở mèo. Mầm bệnh phổ biến nhất là do vi sinh vật gây ra và truyền bệnh qua nhiều con đường khác nhau. Bệnh có thể diễn biến theo nhiều giai đoạn.

Nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm ở Mèo

Thông thường, các bệnh truyền nhiễm ở Mèo sẽ không có thuốc đặc trị dứt điểm, mà chỉ có các loại Vaccine phòng bệnh. Vậy nên, khi mèo bị mắc bệnh thì khả năng chết do bệnh rất cao. Hơn nữa, mầm bệnh truyền nhiễm ở Mèo rất khó để kiểm soát ổn định, nên mức độ nguy hiểm của nó rất cao.

Nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm ở chó mèo
Nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm ở Mèo

Bệnh truyền nhiễm ở mèo thường mắc phải?

Những loại bệnh truyền nhiễm ở Mèo cưng của bạn dễ gặp phải nhất là bệnh dại, bệnh Carre, bệnh viêm gan truyền nhiễm… Bên cạnh đó còn có bệnh Lepto, bệnh phó cúm, bệnh Parvovisus,…

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo (FPV) 

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn được gọi với những tên khác: bệnh truyền nhiễm viêm ruột ở mèo, bệnh Care ở mèo, bệnh mất điều vận ở mèo, bệnh parvo mèo là do virus  có tính chất lây lan nhanh, đặc điểm của bệnh là xảy ra bất thình lình, sốt, bỏ ăn, mất nước, suy nhược, nôn mửa, giảm số lượng bạch cầu (leucopenia) và thường có tỷ lệ tử vong cao.

Mèo mẹ nhiễm bệnh có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, chết ngay sau khi sinh, việc giảm sản sinh não (cerebellar hypoplasia) gây nên sự mất điều vận ở mèo con từ 2 đến 3 tuần tuổi. Tất cả dòng họ mèo (Felidae)đều nhạy cảm với virus gây bệnh giảm bạch cầu mèo (Panleucopenia).

Bệnh giảm bạch cầu mèo thường có tỷ lệ chết cao, nhưng nếu cố gắng, sự chăm sóc tốt thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm. Mục tiêu chính là giữ cho những mèo bị ảnh hưởng bệnh còn sống và sức khỏe tốt cho đến khi khả năng phòng vệ tự nhiên có thể đảm nhận được, như sự xuất hiện của kháng thể và sự gia tăng số lượng bạch cầu tuần hoàn.

Kháng thể thường xuất hiện khoảng sau 3-4 ngày sau khi thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh, hai hoặc 3 ngày sau sự đáp ứng ngược lại ở bạch cầu có thể mong đợi xảy ra. Do đó nếu mèo bệnh được chăm sóc từ 5 đến 7 ngày sau cơn bệnh thì cơ hội hồi phục thường rất tốt.

Những chăm sóc về mặt thú y là nhằm vào việc giảm nôn mửa, tiêu chảy và mất nước gây mất cân bằng điện giải và nhằm vào việc phòng những bệnh vi khuẩn thứ phát có thể xảy ra.

Sự nhiễm bệnh hô hấp thứ phát do virus là sự phức tạp thường xảy ra của bệnh suy giảm bạch cầu mèo. Việc nhiễm FPV này là sự khởi đầu của việc nhiễm virus đường hô hấp tiềm tàng, như virus gây bệnh viêm mũi khí quản ở mèo, Calicivirus ở mèo (feline calicivirus).Virus gây bệnh hô hấp và FPV thường tạo ra một bệnh nghiêm trọng hơn là con vật chỉ nhiễm một loại virus bệnh.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo ( FPV) 
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo (FPV)

Bệnh FIP ở mèo là gì?

Ngoài bệnh FPV thì FIP được xem là một loại bệnh truyền nhiễm ở mèo cực kì nguy hiểm.

FIP hay còn gọi là bệnh viêm phúc mạc ở mèo hay còn gọi tắt là FIP là một loại bệnh gây ra bởi virus Corona. Khi mắc bệnh truyền nhiễm ở Mèo này, thì có đến 98% số con mèo mắc loại bệnh này đều tử vong.

Mèo khi mắc phải căn bệnh này thường có những triệu chứng như: Sốt, nôn mửa, lờ đờ, tiêu chảy, kém ăn. Tính đến thời điểm hiện nay, đây là loại bệnh nguy hiểm vẫn chưa có thuốc chữa trị.

Đa số các đối tượng mèo dễ bị nhiễm là những chú mèo có sức đề kháng yếu như mèo con hoặc mèo già.

FIP hay còn gọi là bệnh viêm phúc mạc ở mèo hay còn gọi tắt là FIP
FIP hay còn gọi là bệnh viêm phúc mạc ở mèo (bệnh truyền nhiễm ở mèo)

Một số trường hợp mèo của bạn có thể bị lây nhiễm FIP như:

  • Môi trường nhiều mèo sẽ khiến cho FIP dễ lây lan hơn, nếu như bạn không dọn dẹp sạch sẽ kịp thời thì có nguy cơ cả đàn mèo của bạn sẽ mắc virus FIP. Vì thế bạn càng nuôi nhiều mèo thì khả năng lây nhiễm càng cao.
  • Mèo càng già sức đề kháng càng yếu thì khả năng bị lây nhiễm FIP từ những con mèo khác càng tăng cao.
  • Tuy nhiên, đối với những chú mèo trưởng thành khi bị mắc quá nhiều bệnh cùng lúc, hệ miễn dịch kém thì cũng có khả năng lây nhiễm FIP rất cao.

Bệnh viêm phúc mạc ở mèo FIP thực sự rất nguy hiểm tới tính mạng của những chú mèo, vì thế thời đại hiện nay các nhà khoa học đã sản xuất vắc xin phòng bệnh FIP cho mèo. Tuy nhiên loại vắc xin này vẫn chưa được khuyến khích sử dụng.

Do vậy, cách phòng tránh FIP tối ưu nhất cho những chú mèo đó là:

  • Rửa sạch các khay thức ăn và nước uống của từng con mèo.
  • Làm sạch không gian sống của những chú mèo như quét dọn chỗ ở của mèo, dọn hết thức ăn thừa và phân của mèo.
  • Xử lý các vi khuẩn bằng các dung dịch diệt vi khuẩn,…
  • Cho mèo ăn bằng một cái đựng thức ăn riêng biệt, tuyệt đối không nên cho mèo ăn chung và đặt máng ăn ở nơi dễ làm sạch và khử trùng.
  • Chọn mua các loại cát để làm chỗ vệ sinh đúng chất lượng, an toàn cho mèo đặc biệt là phải làm sạch và khử trùng thường xuyên.
  • Bạn nên để mèo của bạn trong trạng thái vui vẻ, đừng để chúng quá căng thẳng.

KẾT LUẬN

Những kiến thức ở trên chỉ là một phần nhỏ của những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở mèo. Vì thế bạn nên nắm rõ các dấu hiệu, nguyên nhân hay cách điều trị bệnh ở mèo để chăm sóc và phòng ngừa cho mòe nhà bạn một cách tốt nhất. Hãy liên hệ ngay với Anipet nếu nhận thấy mèo cưng của bạn gặp phải các dấu hiệu bệnh trên nhé!

Mọi thông tin chi tiết về Dịch vụ sẽ được Đội ngũ Y Bác sĩ Bệnh Viện Thú Y Anipet tư vấn, hãy gọi ngay vào Hotline: 0357.656.379 để đặt lịch thăm khám cho thú cưng của bạn hoặc đăng ký lịch khám TẠI ĐÂY. Theo dõi Fanpage của Anipet để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.

> Bệnh Viện Thú Y Anipet
> Fanpage: https://www.facebook.com/tuvankhamdieutriThuCung
> Thời gian làm việc: 8h0 – 19h00
> Cấp cứu 24/7: Hotline: 0357.656.379
> Địa Chỉ: 32B Tây Hòa – Phước Long A – Quận 9. TP.Thủ Đức – HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *