Những điều bạn cần biết về bệnh Parvo ở chó (Bệnh đi kiết hay bệnh viêm dạ dày – ruột truyền nhiễm)

Bệnh Parvo ở chó là bệnh do Parvovirus gây ra, hay còn gọi là Bệnh đi kiết hay bệnh viêm dạ dày – ruột truyền nhiễm ở Chó. Đây là căn bệnh “cực kỳ nguy hiểm”, đặc biệt với các chú chó và chó con không được tiêm phòng đầy đủ. Bệnh lây lan rất chóng và có thể gây chết nếu không điều trị kịp thời.

Những điều bạn cần biết về bệnh Parvo ở chó (bệnh đi kiết hay bệnh viêm dạ dày – ruột truyền nhiêm ở chó)

Canine Parvovirus (CPV hoặc được gọi tắt là “parvo” – đi kiết ở chó) là một trong những loại virus gây bệnh nghiêm trọng nhất mà chó có thể mắc phải. Rất may, ngày nay bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này có thể phòng ngừa trước được việc tiêm phòng vacxin đúng quy trình.

Bệnh Parvo ở chó
Bệnh Parvo ở chó

Virus parvo này được phát hiện vào năm 1967 và nhanh chóng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của chó. Điều này chủ yếu là do virus gây bệnh khó tiêu diệt, có thể sống lâu trong môi trường và khiến chó đang bị bệnh liên tục đào thải mầm bệnh ra ngoài với số lượng rất lớn, nguy hiểm tới sức khoẻ.

Virus parvo này rất dễ lây lan trong môi trường sống của con vật. Đó là lý do tại sao vacxin phòng bệnh parvo được coi là cốt lõi cho việc phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

Mặc dù vacxin parvovirus hiệu quả cao đã làm giảm nguy cơ đối với những con chó được tiêm phòng đúng cách, những không may là bệnh này vẫn còn phổ biến rộng rãi, đặc biệt là chó con đang trong giai đoạn phát triển.

Những điều bạn cần biết về bệnh Parvo ở chó
Những điều bạn cần biết về bệnh Parvo ở chó

Bệnh parvo ở chó là gì?

Parvo là một loại virus chứa ADN truyền nhiễm gây bệnh nặng cho những con chó con và những con chó chưa tuân thủ đúng lịch tiêm phòng và tẩy giun theo quy định.

Nó chủ yếu ảnh hưởng đến các tế bào phân chia nhanh chóng của cơ thể như đường ruột và tủy xương là hai cơ quan dễ bị virus tấn công.

Mặc dù parvovirus phổ biến nhất ở chó con và chó vị thành niên, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến chó trưởng thành hoặc chó già, đặc biệt nếu chúng chưa được tiêm phòng đầy đủ.

Những điều bạn cần biết về bệnh Parvo ở chó
Những điều bạn cần biết về bệnh Parvo ở chó

Tại sao chó con dễ mắc bệnh parvo virus?

Parvovirus là một bệnh truyền nhiễm có mức độ lây lan nhanh chóng. Vậy chính xác thì nó lây lan như nào thế nào?

Mặc dù parvovirus ở chó không lây qua không khí, nhưng nó có thể được tìm thấy trên nhiều bề mặt trong môi trường.

Nó lây lan khi tiếp xúc với phân bị nhiễm bệnh, tuy nhiên cũng có những trường hợp chó không tiếp xúc với phân vẫn bị dính bệnh do virus parvo gây ra vì loại virus này có thể sống trên mặt đất hoặc trên các bề mặt trong cũi, trên cơ thể của người hay virus này bám trên các dụng cụ của người chăm sóc. Một số trường hợp khác các con chó khỏe hoặc chó đã khỏi hẳn bệnh mang trên mình mầm bệnh là virus parvo chính các điều trên đã tạo điều trị cho sự lây nhiễm mầm bệnh nhanh chóng.

Parvovirus có thể sống ở ngoài môi trường trong nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm và có khả năng chống lại nhiều chất khử trùng, mặc dù nó rất nhạy cảm với thuốc tẩy pha loãng và một số chất tẩy rửa chuyên dụng thường được sử dụng trong bệnh viện thú y khác.

Con người có thể bị mắc bệnh do virus parvo gây ra không?

Parvovirus loài này không thể gây gây bệnh cho con người. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn phải vệ sinh và phòng tránh bằng cách đeo các thiết bị bảo vệ cá nhân nếu bạn tiếp xúc với một con chó đang bị nhiễm bệnh. Mặc dù con người không bị nhiễm parvo, nhưng virus có thể lây sang một con chó khác qua những dụng cụ cũng như kho con chó tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của con người.

Mèo bị bệnh do Parvo gây ra hay không?

Ở mèo cũng có một loại virus parvo gây bệnh nặng, được gọi là bệnh giảm bạch cầu (FPV). Mặc dù chó không thể nhiễm parvovirus ở mèo, nhưng mèo có thể nhiễm parvovirus ở chó. Chúng thường có các dấu hiệu lâm sàng nhẹ hơn nhiều so với chó, nhưng có một số chủng virus parvo ở chó có thể gây bệnh nặng cho mèo.

Vacxin parvovirus cho mèo, là một trong những biện pháp cốt lõi để phòng bệnh hiệu quả, tránh lây nhiễm chéo chống lại parvovirus ở chó.

Triệu chứng khi chó mắc bệnh Parvo là gì?

Một con chó khi bị nhiễm parvovirus sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng trong vòng ba đến bảy ngày kể từ ngày nhiễm bệnh.

Khi nhiễm bệnh chó sẽ có một số biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, ủ rũ, thời điểm đầu của bệnh sốt cao sau đó hạ sốt và mất thân nhiệt, nôn mửa, đi phân lỏng có máu mùi tanh khắm đặc trưng.

Chó con bị bệnh nặng có thể gây suy tim, nhịp tim cao và hạ thân nhiệt do mất nước và nhiễm trùng máu nếu không kịp thời dùng các biện pháp điều trị.

Bệnh Parvo ở chó được chẩn đoán qua phương pháp gì?

Xét nghiệm ELISA trong phân (xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme) là cách phổ biến nhất để biết chó có bị mắc bệnh parvo hay không.

Thử nghiệm yêu cầu một tăm bông và mất khoảng 5 – 10’

Mặc dù xét nghiệm này cho kết quả với độ chính xác lên đến 95%, nhưng kết quả âm tính không nhất thiết loại trừ bệnh parvo ở một con chó có triệu chứng, vì có thể không loại bỏ kháng nguyên virus tại thời điểm xét nghiệm. Có thể cần kiểm tra thêm trong những trường hợp này.

Bệnh Parvo ở chó gồm có những giai đoạn nào?

Bệnh parvovirus ở chó gồm có 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Phơi nhiễm

Chó sau khi tiếp xúc với mầm bệnh là virus parvo từ một số con chó khác đang bị mắc bệnh hoặc vừa khỏi bệnh xong, các mầm bệnh này có thể ở trên mặt đất hoặc trên bề mặt môi trường, con người và một số vật dụng khác liên quan đến con người. Chỉ một lượng rất nhỏ vật chất trong phân là đã đủ khả năng gây nhiễm trùng, mầm bệnh này sẽ theo đường tiêu hóa vào đi vào trong cơ thể con vật.

Giai đoạn 2: Ủ bệnh

Bệnh parvovirus có thời gian ủ bệnh khoảng 3 – 7 ngày sau khi nhiễm mầm bệnh, trong giai đoạn này hầu như chó bị nhiễm chưa có biểu hiện triệu chứng nào của bệnh.

Trong giai đoạn này, virus sẽ di chuyển đến các tế bào có tính phân chia nhanh nhất trong cơ thể, nó bắt đầu tấn công vào các hạch amidan hoặc các hạch bạch huyết ở cổ họng. Đích đến của virus parvo là nhắm vào các tế bào phân chia nhanh chóng, sau đó chúng sẽ xâm nhập vào các bộ phận khác trong hệ thống mô cơ quan của chó.

Khi đã nhân lên và xâm nhập vào máu, virus sẽ tìm kiếm các nguồn tế bào khác. Các khu vực bị tác động và tổn thương nhiều nhất là tủy xương và tế bào lót thành ruột non.

Ở những chú chó con, virus parvo cũng có thể lây nhiễm vào tim, gây viêm cơ tim, chức năng kém và chứng loạn nhịp tim.

1

Giai đoạn 3: Phát bệnh

Khi virus lây nhiễm vào tủy xương, nó sẽ tấn công vào các tế bào miễn dịch non trẻ, dẫn đến giảm các tế bào bạch cầu bảo vệ.

Điều này sẽ làm suy yếu khả năng tự bảo vệ của cơ thể và cho phép virus dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa (GI). Đây là nơi thiệt hại nặng nhất xảy ra. Virus tấn công vào niêm mạc ruột non, ngăn cản quá trình hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa ở chó như:

1

 

  • Hấp thu các chất dinh dưỡng
  • Ngăn vi khuẩn có lợi (khuẩn chí) di chuyển vào ruột
  • Điều này dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiệm trọng, chẳng hạn như:
  • Bệnh tiêu chảy
  • Nôn mửa
  • Hôn mê
  • Mất nước nghiêm trọng
  • Sốt
  • Nhiễm trùng huyết nếu không phát hiện và hỗ trợ kịp thời

Mặc dù bệnh parvo ở chó không phải lúc nào cũng gây tử vong, nhưng hầu như khả năng sống sót thường không cao vì mất nước hoặc sốc – cùng với tổn thương do các chất độc gây nhiễm trùng từ vi khuẩn đường ruột xâm nhập vào hệ tuần hoàn.

Giai đoạn 4: Phục hồi

Giai đoạn này được tính từ khi từ khi chó bị mắc bệnh Parvovirus và không giống nhau ở từng trường hợp. Phục hồi hoàn toàn có thể mất một thời gian tùy thuộc vào mức độ nghiệm trọng của bệnh và tổn thương mà virus đã gây ra.

Những con chó có thể phục hồi sau nhiễm bệnh là từ 5 – 10 ngày.

Điều rất quan trọng là chó con mắc bệnh parvovirus nhận được dinh dưỡng đầy đủ để đường ruột của chúng có thể lành lại.

Những con chó đang hồi phục sau nhiễm trùng parvo nên được cho ăn một chế độ ăn nhạt, dễ tiêu hóa như thức ăn đóng sẵn Hill’s, Purina và Royal Canin.

Bệnh parvo điều trị trong bao nhiêu ngày? Tiên lượng cho các trường hợp khi chó mắc bệnh parvo như thế nào?

1

Thời gian điều trị bệnh thường kéo dài khoảng 5 – 7 ngày, nhưng điều này thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Nguy cơ tỷ vong cao nhất xảy ra vào khoảng 24 – 72 giờ sau khi chó có biểu hiện triệu chứng của bệnh parvo.

Nếu chó con được phát hiện bệnh, nhập viện, được chăm sóc hỗ trợ và theo dõi chặt chẽ, tỷ lệ sống sót khoảng 70 – 80%. Sự sống còn khó khăn hơn nếu con chó không được chăm sóc thú y nhanh chóng sau khi có dấu hiệu lâm sàng, hoặc nếu chúng không được nhập viện với sự chăm sóc hỗ trợ đầy đủ.

Cách điều trị bệnh Parvo ở chó hiệu quả?

Hiện tại không thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh Parvo ở chó, vì vậy việc điều trị chỉ xoay quanh sự hỗ trợ để cơ thể chúng có thể chống lại virus.Chăm sóc hỗ trợ cho parvovirus thường bao gồm:

  • Truyền dịch tĩnh mạch
  • Thuốc làm giảm các cơn co thắt đường ruột cũng như giảm hoặc ngừng nôn
  • Điều chỉnh bất kỳ sự mất cân bằng điện giải hoặc lượng đường trong máu thấp
  • Chó con có dấu hiệu nhiễm trùng huyết – ở ruột bị tổn thương, qua đó vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn – cần được chỉ định dùng thuốc kháng sinh.

Có các biện pháp nào để hỗ trợ cho chó bị nhiễm bệnh Parvotại nhà không?

Hiện nay chưa có biện pháp nào được đưa ra để khắc phục bệnh tại nhà cho chó bị bệnh parvovirus.

Trong một số trường hợp, nếu con chó không bị bệnh nặng, hoặc chủ không đủ điều kiện để nhận điều trị nội trú tại các bệnh viện thì có thể cố gắng điều trị ngoại trú với sự hỗ trợ của các bác sĩ thú y. Điều trị ngoại trú bệnh parvovirus ở chó bao gồm:

  • Cung cấp một số chế độ ăn uống dễ tiêu hóa
  • Sử dụng một số thuốc chống nôn, giảm co thắt đường ruột
  • Sử dụng thuốc chống tiêu chảy
  • Mặc dù một số con chó có thể phục hồi sau quá trình điều trị này, nhưng tỷ lệ không cao.

Làm thế nào để ngăn chặn virus parvo?

Vacxin phòng ngừa bệnh parvovirus ở chó thường được tiêm định kì, với các tên thương mai trên thị trường ngày nay như DHPP, DAPP, DA2PP,…Loại vacxin này được coi là phương pháp cốt lõi và nên được tiêm phòng trước 3 tháng tuổi, chó con sẽ được tiêm 3 mũi vacxin ngừa bệnh.

1

Điều quan trọng nhất là đảm bảo rằng bạn đưa chó con đi tiêm vacxin kịp thời. Nếu quá nhiều thời gian giữa các lần tiêm phòng, loại vacxin sẽ cần được bắt đầu lại để duy trì sự bảo vệ được tốt nhất và hằng mỗi con chó sẽ được nhắc lại một mũi tiêm phòng vacxin bệnh parvovirus.

Chó con chỉ nên đi ra môi trường bên ngoài khi đã được tiêm phòng đầy đủ. Nên tránh những khu vực không đảm bảo tình trạng tiêm phòng như tại các công việc, phố đi bộ,…

Một ngoại lệ là các lớp học dành cho chó con tại một số trung tâm đào tạo có uy tín, vì tất cả các chú chó con đều được yêu cầu tiêm phòng vacxin phòng bệnh parvovirus ít nhất là lần đầu tiên và việc huấn luyện cũng như xã hội hóa ngay từ khi con nhỏ

Những điều cần biết khi tiêm phòng

Một con chó đã được tiêm phòng đầy đủ thì có thể mắc bệnh Parvo hay không?

Mặc dù không có loại vacxin nào có thể đảm bảo chó không mắc bệnh parvo chắc chắn 100%, nhưng vacxin phòng bệnh parvovirus ở chó rất hiệu quả và cung cấp khả năng bảo vệ tuyệt vời khỏi loại virus này. Ít trường hợp chó được tiêm phòng đầy đủ bị mắc bệnh parvo hay còn được gọi là viêm dạ dày – ruột.

Nếu chó đã được tiêm phòng vacxin parvo đầy đủ khi tiếp xúc với một con chó khác đang bị bệnh, đang tích cực loại bỏ virus parvo ra ngoài môi trường thì khả năng mắc bệnh viêm dạ dày – ruột (bệnh parvovirus – bệnh đi kiết) sẽ không cao và kể cả nếu bị mắc thì khả năng phục hồi trong quá trình điều trị là rất khả quan.

Chó đã từng bị bệnh Parvo, có mắc bệnh lại bệnh lần 2 hay không?

Theo thống kê khi chó đã bị mắc bệnh viêm dạ dày – ruột (bệnh parvo hay bệnh đi kiết ở chó) thì rất ít khả năng chó sẽ bị tái lại bệnh. Miễn dịch đối với bệnh parvovirus kéo dài trong vài năm.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là con chó của bạn không cần phải chủng ngừa vacxin bệnh parvo ở chó nếu chúng đã khỏi bệnh trước đó. Việc tiêm phòng định kỳ hàng năm vẫn cần được thực hiện đầy đủ.

Kết luận

Trong trường hợp Chó nhà bạn có những triệu chứng về Bệnh Parvo, bạn hãy liên hệ sớm với phòng khám thú y gần nhất hoặc liên hệ ngay Bệnh viện Thú y Anipet để các bác sỹ có biện pháp can thiệp kịp thời.

Bệnh viện thú ý Anipet chuyên cung cấp hệ thống thiết bị chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh trên chó mèo cho kết quả chính xác ngay tại nhà. Quý vị quan tâm vui lòng liên hệ với Bệnh viện Thú y Anipet để được tư vấn từ bác sĩ nhé!

Mọi thông tin chi tiết về Dịch vụ sẽ được Đội ngũ Y Bác sĩ Bệnh Viện Thú Y Anipet tư vấn, hãy gọi ngay vào Hotline: 0357.656.379 để đặt lịch thăm khám cho thú cưng của bạn hoặc đăng ký lịch khám TẠI ĐÂY. Theo dõi Fanpage của Anipet để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.

> Bệnh Viện Thú Y Anipet
> Fanpage: https://www.facebook.com/tuvankhamdieutriThuCung
> Thời gian làm việc: 8h0 – 19h00
> Cấp cứu 24/7: Hotline: 0357.656.379
> Địa Chỉ: 32B Tây Hòa – Phước Long A – Quận 9. TP.Thủ Đức – HCM

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *