Bệnh giảm bạch cầu ở mèo (Bệnh tiêu chảy ra máu – FPV)

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo (Felien infectious Enteritis). Bệnh do một loại virus gây ra, với đặc điểm bệnh xuất hiện đột ngột, con vật nôn mửa, tiêu chảy và số lượng bạch cầu giảm rõ rết. Bệnh lây lan nhanh, khi bị bệnh, tỷ lệ tử vòng rất cao từ 50 – 90%.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo (Bệnh tiêu chảy ra máu – FPV)
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo (Bệnh tiêu chảy ra máu – FPV)

Thuật ngữ giảm bạch cầu đề cập đến sự giảm số lượng của tất cả các tế bào bạch cầu trong cơ thể. Tế bào bạch cầu đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Một số trường hợp mèo bị bệnh giảm bạch cầu nghiêm trọng, số lượng bạch cầu có thể giảm từ mức bình thường vài nghìn trong 1ml máu xuống chỉ còn vài trăm. Điều này làm cho nguy cơ mèo bị kế phát các bệnh khác, đặc biệt là bệnh ở đường ruột.

Nguyên nhân gây ra bệnh “Giảm bạch cầu ở mèo”?

Bình thường các tế bào bạch cầu có trong cơ thể con vật có chức năng là bảo vệ chống lại các mầm bệnh có hại như vi khuẩn bằng cách giải phóng các bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan vào máu. Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh lý khiến các tế bào bạch cầu trong máu bị xuống thấp một cách đáng kể, đặc biệt là ở trường hợp bệnh giảm bạch cầu (FPV) ở mèo.

Vi rút gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo (Bệnh tiêu chảy ra máu – FPV)
Vi rút gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo (Bệnh tiêu chảy ra máu – FPV)

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo (FPV), đôi khi con được gọi bệnh tiêu chảy ở mèo, là do một loại virus thuộc parvovirus được gọi là virus panleukopenia ở mèo (FPLV). Một loại virus tương tự như virus gây ra bệnh parvo ở chó. Parvovirus là loại virus chỉ bị tiêu diệt bằng các chất khử trùng mạnh, bao gồm cả thuốc tẩy gia dụng 2%. FPLV có thể tồn tại trong môi trường khá lâu khoảng một năm đến vài năm. Virus này bám vào các tế bào bạch cầu của mèo và khi đó chúng sẽ nhân lên nhanh chóng về số lượng và gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mèo.

“Bệnh giảm bạch cầu ở mèo” lây truyền như thế nào?

Virus này có trong tất cả các chất bài tiết, đặc biệt là phân của mèo bị nhiễm bệnh. Một con mèo nhạy cảm có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với một con mèo đang bị mắc bệnh giảm bạch cầu, hoặc virus có thể được truyền qua nước bị ô nhiễm, bát đựng thức ăn hoặc trên giày và quần áo. Thời gian ủ bệnh từ khi nhiễm bệnh cho đến khi phát triển các dấu hiệu lâm sàng khoảng 3 – 5 ngày, số ít trường hợp có thể lâu hơn là một tuần.

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Khi mèo bị bệnh giảm bạch cầu sẽ có các biểu hiện triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Niêm mạc nhợt nhạt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn
  • Mệt mỏi, tinh thần hoạt động kém
  • Tăng tiết dịch từ mũi và mắt
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy thường có lẫn máu
  • Mất nước
  • Lông khô, xơ

 

Khi mèo bị giảm bạch cầu có thể sẽ gây kế phát các bệnh nhiễm trùng khác do hệ thống miễn dịch của chúng bị suy yếu. Chúng có thể làm cho mắt và mũi bị chảy mủ (xanh/vàng). Ở mèo con bị nhiễm trùng nặng đôi khi chưa xuất hiện triệu chứng lâm sàng nào thì đã mất.

Triệu chứng bệnh giảm bạch cầu ở mèo (Bệnh tiêu chảy ra máu – FPV)
Triệu chứng bệnh giảm bạch cầu ở mèo (Bệnh tiêu chảy ra máu – FPV)

Phương pháp nào để chẩn đoán bệnh giảm bạch cầu ở mèo?

Hiện nay tại Việt Nam thì bệnh giảm bạch cầu chủ yếu được chẩn đoán bằng 2 phương pháp chủ yếu là sử dụng phương pháp test nhanh bệnh giảm bạch cầu có kí hiệu là FPV và xét nghiệm các chỉ số máu của mèo.

Phương pháp chuẩn đoán bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Phương pháp chuẩn đoán bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Ngoài ra còn có một số phương pháp chẩn đoán bệnh khác như xét nghiệm PCR, phân tích nước tiểu ở mèo.

Bệnh giảm bạch cầu (hay còn gọi là bệnh tiêu chảy ở mèo – FPV) có thể điều trị được không?

Cũng như hầu hết các bệnh do virus khác, hiện nay bệnh giảm bạch cầu (FPV) ở mèo chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phương pháp điều trị chủ yếu là:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh để giúp kiểm soát các bệnh nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn gây ra
  • Cân bằng nước
  • Điện giải bằng liệu pháp truyền dịch qua đường tĩnh mạch
  • Chăm sóc điều dưỡng tích cực cho mèo bệnh

Tiên lượng điều trị bệnh giảm bạch cầu?

Khi mèo bị mắc bệnh giảm bạch cầu do virus gây ra, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh khoảng 70 – 90%, tùy vào độ tuổi, sức đề kháng và lịch trình tiêm phòng vacxin của mèo bệnh.

Cách phòng tránh bệnh giảm bạch cầu ở mèo?

1

Phương pháp đưa ra để phòng tránh bệnh giảm bạch cầu ở mèo hiện nay là chủ vật nuôi cần tiêm tuân thủ đúng lịch tiêm phòng cho mèo. Đặc biệt với mèo con dưới 3 tháng.

Lịch tiêm phòng vacxin cụ thể là năm đầu đời tiêm 2 mũi phòng bệnh giảm bạch cầu mỗi mũi vacxin cách nhau 28 ngày.

Khả năng miễn dịch được tạo ra bởi việc tiêm phòng vacxin nhìn chung là rất mạnh, nhưng nó sẽ giảm dần theo theo gian với tốc độ nhanh hơn ở một số con mèo so với những con vật khác, do đó, việc tiêm phòng nhắc lại sau mỗi năm được khuyến khích thực hiện.

Khi tiêm phòng vacxin giảm bạch cầu cho mèo có tác dụng phụ gì không?

Mặc dù hiện nay các loại vacxin phòng bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh giảm bạch cầu nói riêng đã được đánh giá an toàn cho mèo. Tuy nhiên cũng có một số trường mèo sau khi tiêm phòng sẽ có một số biểu hiện phụ như sốt, mệt mỏi và bỏ ăn, rất hiếm khi có phản ứng dị ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ.

Nếu chủ quan sát được con vật sau khi tiêm phòng vacxin giảm bạch cầu có các dấu hiệu như khó thở, sưng mặt hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, hãy gọi cho bác sĩ thú y ngay lập tức để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Kết luận

Trong trường hợp mèo nhà bạn có những triệu chứng như trên, bạn hãy liên hệ sớm với phòng khám thú y gần nhất hoặc liên hệ ngay Bệnh viện Thú y Anipet để các bác sỹ có biện pháp can thiệp kịp thời.

Bệnh viện thú ý Anipet chuyên cung cấp hệ thống thiết bị chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh trên chó mèo cho kết quả chính xác ngay tại nhà. Quý vị quan tâm vui lòng liên hệ với Bệnh viện Thú y Anipet để được tư vấn từ bác sĩ nhé!

Mọi thông tin chi tiết về Dịch vụ sẽ được Đội ngũ Y Bác sĩ Bệnh Viện Thú Y Anipet tư vấn, hãy gọi ngay vào Hotline: 0357.656.379 để đặt lịch thăm khám cho thú cưng của bạn hoặc đăng ký lịch khám TẠI ĐÂY. Theo dõi Fanpage của Anipet để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.

> Bệnh Viện Thú Y Anipet
> Fanpage: https://www.facebook.com/tuvankhamdieutriThuCung
> Thời gian làm việc: 8h0 – 19h00
> Cấp cứu 24/7: Hotline: 0357.656.379
> Địa Chỉ: 32B Tây Hòa – Phước Long A – Quận 9. TP.Thủ Đức – HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *